WELCOME TO FORUM CLASS 10C3. AN DUONG SENIOR HIGH SCHOOL
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 một số phương pháp giải nhanh hóa vô cơ

Go down 
Tác giảThông điệp
mr.dqhieu_hp
Member
Member
mr.dqhieu_hp


Tổng số bài gửi : 38
Points : 88
Reputation : 0
Join date : 01/10/2011
Đến từ : Hải Phòng

một số phương pháp giải nhanh hóa vô cơ Empty
Bài gửiTiêu đề: một số phương pháp giải nhanh hóa vô cơ   một số phương pháp giải nhanh hóa vô cơ EmptySun Oct 02, 2011 2:08 pm

Dạng 1:

Kim loại + dung dịch muối → Muối mới + kim loại mới ↓
Kim loại mạnh hơn (không tan trong nước) đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Phương pháp tăng giảm khối lượng.
Ví dụ:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ↓ 1 mol Fe phản ứng khối lượng chất rắn tăng 8 gam.
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu ↓ 1 mol Zn phản ứng khối lượng chất rắn giảm1 gam.
Chú ý :
- khối lượng chất rắn tăng cũng chính là khối lượng dung dịch giảm và ngược lại.
- Nếu cho 2 thanh kim loại vào 1 dung dịch muối thì các phản ứng của xẩy ra đồng thời.
- Nếu hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối, thì kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ pư với cation kim loại có tính oxihóa mạnh nhất trước! Các phản ứng sẽ lần lượt xẩy ra.
Dựa vào điều này có thể xác định thành phần kim loại và dung dịch muối sau phản ứng

Dạng 2

Hỗn hợp oxit + H2 / CO → Kim loại + H2O/ CO2

Oxit KL – [O] → KL

H2 + [O] → H2O
CO + [O] → CO2
o Việc tính toán chỉ cần dựa vào các quá trình “cho nhận” nguyên tử O.
o Khối lượng chất rắn giảm hay khối lượng hỗn hợp khí tăng chính là khối lượng của nguyên tử O tham gia vào các quá trình trên
o Nhận thấy số mol khí/ hơi sau phản ứng không đổi.

Dạng 3

Hỗn hợp bazơ NaOH, Ba(OH)2 + Al2(SO4)3
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
3OH- + Al3+ → Al(OH)3 ↓
OH- + Al(OH)3 → AlO2- + H2O
- Chú ý: Khi bazơ là NaOH thì chỉ có duy nhất kết tủa là Al(OH)3 , nhưng nếu bazơ có thêm Ba(OH)2 thì kết tủa ngoài Al(OH)3 ra còn có BaSO4

Dạng 4

Hỗn hợp Na, Al + H2O
- Na,Al tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư, lúc này thể tích khí H2 (V1) tạo thành từ Na, Al là cực đại .
Na + H2O → NaOH + ½ H2 ↑
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 ↑
- Na, Al có thể tan trong H2O , thu được V2 lít khí H2

o Thường thì : V2<V1 : H2 tạo thành là chưa cực đại, nghĩa là có 1 phần Al không tan do NaOH thiếu.
o Nếu V2 = V1 ta có Na, Al tan hoàn toàn trong H2O

Dạng 5

Bài toán oxihóa không hoàn toàn Fe.
Fe bị oxihóa không hoàn toàn ở giai đoạn đầu, và bị oxihóa hoàn toàn lên trạng thái oxihóa cao nhất trong giai đoạn cuối



Trong 2 quá trình trên, chất khử là Fe, còn chất oxihóa là O2 và HNO3 . Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
∑ ne- Fe cho = ne- (O2 nhận) + ne- (HNO3 nhận)
Về Đầu Trang Go down
 
một số phương pháp giải nhanh hóa vô cơ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 10C3 Niên Khóa 2011 - 2014 :: Môn Học :: Hóa-
Chuyển đến